Showing posts with label công ty quản lý khách sạn. Show all posts
Showing posts with label công ty quản lý khách sạn. Show all posts

Mường Thanh - chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất

So với nhiều khách sạn 5 sao khác, Mường Thanh có giá cả hợp túi tiền người Việt nhưng vẫn giữ được chất lượng phục vụ tốt, hiệu suất phòng trung bình đạt 70-80%.

Khách sạn Mường Thanh được công nhận là chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất cả nước do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam bình chọn vào năm 2013. Đây là chuỗi khách sạn có màu sắc thuần Việt, giao thoa giữa nét đặc trưng của vùng núi Tây Bắc với văn hóa vùng miền, khiến cho nhiều khách từng trải nghiệm đều ấn tượng.


Lợi thế cạnh tranh của thương hiệu nằm ở nhiều yếu tố, nhưng nổi bật nhất phải kể đến chính sách giá cả hợp lý, được tính toán để nằm trong khả năng chi tiêu của người Việt dành cho dịch vụ khách sạn. Nhờ giá hợp túi tiền, cở sở hạ tầng được đầu tư hiện đại và bài bản, chất lượng phục vụ tốt, nhân viên có thái độ thân thiện nên các khách sạn thuộc chuỗi đều thu hút khá đông khách. Hiện công suất phòng trung bình của hệ thống đạt 70-80%, có những khách sạn ở Hạ Long với quy mô 500 phòng nhiều thời điểm còn bị “cháy phòng”.
Sảnh khách sạn Mường Thanh Hạ Long
Hệ thống khách sạn được quản lý theo mô hình dọc, chéo. Điều đó có nghĩa là mỗi khách sạn có bộ máy quản lý vận hành độc lập. Tại văn phòng điều hành tập đoàn có giám đốc từng bộ phận như lễ tân, buồng phòng… nhằm giám sát quản lý cả hệ thống theo tiêu chuẩn thống nhất.

Tổng giám đốc Tập đoàn khách sạn, bà Lê Thị Hoàng Yến đã kết hợp khéo léo yếu tố quản trị hiện đại của nước ngoài với thực tế thị trường du lịch Việt Nam. Để có bộ máy tốt, chuỗi khách sạn thực hiện chính sách “cầu hiền” đối với những người Việt có kinh nghiệm làm cho tập đoàn quản lý khách sạn nước ngoài. Rất nhiều nhân sự cấp cao đã đầu quân về chuỗi khách sạn này vì họ tìm thấy cơ hội trải nghiệm, thử thách và cống hiến cho một thương hiệu của người Việt.

Hướng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh trong thời gian sắp tới của tập đoàn không dừng lại ở 30 khách sạn trải dài khắp Việt Nam, mà sẽ tiếp tục đầu tư thêm nhiều cơ sở mới nếu có cơ hội thuận lợi. Đây cũng chính là tham vọng tạo nên một thương hiệu khách sạn cao cấp của người Việt, được vận hành và quản lý bởi người Việt, tạo cơ hội để người dân trong nước có thể hưởng thụ dịch vụ ở các khách sạn 4-5 sao với giá cả hợp lý. Hiện nay, tập đoàn còn mở rộng sang Vientienne, Lào với khách sạn có quy mô 35 tầng đang được xây dựng.

Khách nước ngoài cũng rất hào hứng, quan tâm và có thiện cảm đặc biệt với nét văn hóa truyền thống độc đáo, giàu bản sắc dân tộc của chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam này.

7 lý do khiến khách sạn của bạn không được yêu thích.

Đối với những du khách và doanh nhân, việc tìm được những khách sạn ưng ý khi đi du lịch là một điều cần thiết để đảm bảo sự vui vẻ trong chuyến đi, mặc dù vậy bạn vẫn luôn có thể rơi vào một khách sạn với những thói quen khiến bạn phải ngán ngẩm:

Dưới đây là 7 thói quen khi các chủ đầu tư setup khách sạn sẽ khiến du khách lắc đầu:
1.  Điện thoại trong phòng không sử dụng được bình thường:

- Đôi lúc khi bạn cần gọi điện xuống lễ tăn để hẹn giờ đánh thức sớm, việc bấm số 0 sẽ đưa bạn để một tổng đài tự động và kêu suôt 20 phút không ai nhấc máy?. Rất nhiều khách sạn không hề thực hiện việc lắp đặt rõ ràng hệ thông điện thoại của họ khiên việc các du khách khi muốn sử dụng sẽ rất khó khăn.
2. Sử dụng kết nối internet bằng dây:
Với việc công nghệ phát triển thì kết nối internet không dây đang ngày càng trở nên phổ biến nhưng không phải khách sạn nào cũng muốn điều đó, Nếu bạn nhận được một căn phòng với đống dây dợ mạng loằng ngoằng thì xin chia buồn với bạn.
3. Những hóa đơn bí mật:
- Chi phí dịch vụ, tiền thuế, dịch vụ phòng, mini-bar, phí bệnh viện, phí truy cập internet - tất cả đều có thể được tính vào chi phí khi bạn check-out ra khỏi khách sạn. Điều này đều khiến phần lớn du khách tức giận khi họ không hề được biết về những chi phí này trước đó.
4.Nước quá nóng hoặc quá lạnh
- Một trong những lý do phổ biến là khi bật vòi nước quá lạnh mặc dù bạn đã bật bình nước nóng từ trước đó tới cả tiếng. Hoặc là bạn chỉ có thể chọn giữa nhiệt độ cực nóng và cực lạnh.
5. Chi phí giặt quần áo
- Với những du khách doanh nhân việc ở lại khách sạn trong một thời gian dài luôn có thể xảy ra, và việc giặt quần áo là tất yếu. Dù vậy khả năng bạn sẽ nhận được một hóa đơn cao ngất ngưởng cho việc giặt một bộ quần áo, có lẽ còn cao hơn giá bạn mua mới.
6. Những bức ảnh hoành tráng
- Việc đặt phòng luôn giống như một cuộc hẹn hò giấu mặt, Trong phần lớn trường hợp bạn sẽ may mắn nếu có được căn phòng giống như trong ảnh. Đôi lúc ấn tượng ban đầu khi đặt chân tới khách sạn khi bạn được sử dụng căn phòng trong một khoảng thời gian. Tripadvisor là một trang web tốt với việc các bức ảnh trên đó đều được chính các du khách chụp lại.
7.Tấm thẻ "Không làm phiền" hầu như vô tác dụng

- Với nhiều khách sạn, việc sử dụng tấm thẻ "Không làm phiền" sẽ không có tác dụng, nhân viên dọn phòng vẫn có thói quen gõ cửa và vào phòng bạn để dọn dẹp.


Công Ty Quản Lý Khách sạn làm cái gì?

Sự phát triển như vũ bão của các khách sạn, resort thời gian qua đã giúp cho các công ty chuyên quản lý trong lĩnh vực này hoạt động rất sôi nổi. “Sân chơi” bây giờ không chỉ có các tập đoàn quốc tế mà cả những doanh nghiệp trong nước cũng bắt đầu nhập cuộc.

“Đất” của các tập đoàn nước ngoài

Ông H., giám đốc sáng kiến chiến lược của một công ty có dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, kể: Khi công ty đang làm quy hoạch 1/500 cho dự án thì đã có công ty quản lý khách sạn quốc tế liên hệ để bàn chuyện hợp tác. Dự án vẫn chưa khởi công nhưng trong tay ông đã có năm hồ sơ mời hợp tác.

Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch, cả nước hiện có khoảng 20.000 cơ sở lưu trú với trên 500.000 phòng. Trong đó, có 7254 cơ sở lưu trú từ 3-5 sao, vốn là đích nhắm của các công ty quản lý. Dự kiến, đến năm 2016, số cơ sở lưu trú sẽ tăng gấp rưỡi, đặc biệt là các khách sạn cao cấp để phục vụ cho khoảng mười triệu khách quốc tế và 35 triệu lượt khách nội địa. Hiện nay đa số các tập đoàn quản lý khách sạn nổi tiếng trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam, từ Marriott, Marco Polo cho đến Starwood, Six Senses Resorts and Spas, Global Hyatt, Accor Group...

Năm ngoái, trò chuyện với Báo Doanh Nhân Việt Nam trong chuyến làm việc tại TPHCM và Hà Nội, ông Miguel Ko, Chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương của tập đoàn Starwood, cho biết Việt Nam là một thị trường quan trọng mà Starwood nhắm đến. Ngoài những khách sạn mang thương hiệu Sheraton tại hai trung tâm du lịch nói trên, Starwood còn nhắm đến các thành phố du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang. “Chúng tôi nhắm đến 20 khách sạn trong vòng năm năm tới”, ông Ko nói.

Accor Group, tập đoàn nổi tiếng với hai thương hiệu Sofitel và Novotel, cũng tuyên bố sẽ phát triển mạng lưới hiện nay từ mười năm lên tối thiểu là 30 khách sạn vào cuối năm 2017. Một tập đoàn khác, Six Senses Resorts and Spas, hiện đang quản lý Evason Ana Mandara Resort & Spa tại Nha Trang và một khu nghỉ dưỡng ở Đà Lạt cũng đã ký những hợp đồng mới để quản lý các khu nghỉ dưỡng ở Côn Đảo, TPHCM và Phú Quốc.

Nếu như những năm trước, các “đại gia” này chỉ đưa một hoặc hai thương hiệu vào thị trường Việt Nam, thì nay họ đã tính đến việc đưa thêm nhiều thương hiệu khác nữa. Diện khách sạn được quản lý cũng mở rộng hơn, không chỉ tập trung vào khách sạn 4, 5 sao mà còn mở rộng mạng lưới ra các khách sạn 3 sao.

Ngoài quản lý tổng thể, phương thức nhượng quyền thương hiệu cũng đã được các tập đoàn quốc tế áp dụng. Chẳng hạn, Accor sau hàng chục năm tập trung cho thương hiệu Novotel (4 sao) và Sofitel (5 sao), đã quyết định đưa thương hiệu Pullman (5 sao), Mercure (3 sao) và Ibis (3 sao) vào Việt Nam. Sau khi thành công với thương hiệu khách sạn Park Hyatt ở TPHCM, Global Hyatt, vốn có đến tám thương hiệu cho khách sạn và khu nghỉ, đã đưa thêm thương hiệu Hyatt Regency vào thị trường với Hyatt Regency Danang Resort & Spa.

Với thị trường quản lý khách sạn, khu nghỉ dưỡng, độ nổi tiếng của thương hiệu và mức phí quản lý không phải là những yếu tố quan trọng nhất. Các chủ đầu tư thường chọn những thương hiệu đã có thời gian dài hiện diện tại Việt Nam vì cho rằng những công ty này sẽ hiểu được cách làm, quản lý nhân sự và môi trường kinh doanh của Việt Nam để kinh doanh tốt hơn.

Miếng bánh hấp dẫn

Thị trường quản lý khách sạn và khu nghỉ dưỡng không chỉ mang đến cơ hội kinh doanh cho các tập đoàn đa quốc gia. Các doanh nghiệp trong nước cũng bắt đầu nhập cuộc. Đây thường là những đơn vị đã có sẵn khách sạn, khu nghỉ dưỡng và nay muốn phát triển thêm phần dịch vụ quản lý để điều hành hệ thống chuyên nghiệp hơn cũng như phát triển dịch vụ ra bên ngoài. Số khác, sau khi học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các tập đoàn quốc tế thì đã tự đứng ra lập công ty quản lý.

Cuối năm 2007, Công ty Quản lý Vinpearl đã thay thế tập đoàn Accor để quản lý khu nghỉ Vinpearl ở Nha Trang. Đây là công ty quản lý do Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Vinpearl, chủ đầu tư của Vinpearl, thành lập với kế hoạch tham gia thị trường quản lý khách sạn, khu nghỉ dưỡng.

Trước đó, Tổng công ty Bến Thành đã cùng hai đối tác khác thành lập Công ty TNHH Dịch vụ Quản lý Bến Thành cũng với mục tiêu tương tự. Công ty này đã thuê một doanh nhân Singapore làm tổng giám đốc và hiện đang đào tạo nhân lực, thuê người quản lý... cho bốn khách sạn và khu nghỉ trong hệ thống của tổng công ty. “Trong vòng năm năm tới, chúng tôi nhắm đến việc quản lý từ 30-45 khách sạn trong và ngoài hệ thống”, ông Nguyễn Thi, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Dịch vụ quản lý Bến Thành, nói.

Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), đơn vị có hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng trên khắp cả nước, cũng đang có kế hoạch tham gia thị trường. Mới đây, công ty này đã tuyên bố hoàn tất Quy trình quản lý khách sạn 5 sao Saigontourist theo tiêu chuẩn riêng. Đây là bước chuẩn bị cơ bản để Saigontourist thành lập công ty quản lý khách sạn, dự kiến trong năm tới.

Ông Trịnh Văn Khanh - Tổng Giám Đốc Công Ty Quản Lý Khách sạn VHG

Tham gia thị trường muộn hơn các tập đoàn quốc tế nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn cho rằng thị trường còn đủ chỗ cho tất cả. Ông Nguyễn Thi cho biết, công ty đang phát triển thương hiệu BTMS và nhắm đến xây dựng các thương hiệu khác nhau, tương ứng với từng hạng khách sạn. Trong khi đó, Saigontourist cũng đã xác lập một kế hoạch tương tự và sẽ triển khai ngay sau khi công ty quản lý ra đời.

Thử xem biểu phí quản lý một khách sạn 4 sao do một tập đoàn nước ngoài đưa ra mới thấy hết sự hấp dẫn của miếng bánh. Phí cơ bản bằng 3%/ tổng doanh thu, phí khuyến thưởng (incentive fee) bằng 8% lợi nhuận, phí đóng góp cho công tác tiếp thị và bán hàng bằng 1,5% tổng doanh thu, phí đặt chỗ qua hệ thống bằng 6% tổng doanh số phòng đã được đặt qua hệ thống của công ty quản lý khách sạn. Ngoài ra, chủ đầu tư còn phải trả những loại phí khác như phí hỗ trợ kỹ thuật... vào khoảng 500 đô la Mỹ/phòng và chỉ tính một lần cho suốt thời gian quản lý.

Theo một chủ đầu tư khách sạn ở Hà Nội, tổng mức phí mà công ty quản lý được hưởng có thể chiếm khoảng 10-20% trong tổng doanh thu của khách sạn. Nếu áp dụng hình thức nhượng quyền thì mức phí vào khoảng 5 -10% trong tổng doanh thu.

Hiện nay ở Hà Nội, Công ty Quản lý khách sạn VHG đang nhanh chóng phát triển mạng lưới khách sạn quản lý. Dự Án Ninh Binh Hidden Charm Hotel & Resort và Dự Án đang hoạt động Hanoi Pearl Hotel.. đang để lại tên tuổi cho doanh nghiệp này.

Quý đối tác có nhu cầu quản lý khách sạn, set up khách sạn xin vui lòng liên hệ: 0943 373 127. Xin chân thành cảm ơn!
Công ty quản lý khách sạn VHG. Powered by Blogger.