Showing posts with label cong ty quan ly khach san vhg. Show all posts
Showing posts with label cong ty quan ly khach san vhg. Show all posts

Danh sách các quốc gia miễn phí Visa cho Người Việt Nam

Khách du lịch Việt Nam có thể đi 9 nước Đông Nam Á và một số nơi khác trên thế giới không cần visa. Ngoài ra còn có một số điểm du lịch nổi tiếng xin visa rất dễ. 
Để nhập cảnh vào một quốc gia khác, bạn cần hai loại giấy tờ quan trọng gồm hộ chiếu và visa. Việt Nam đã ký Hiệp định song phương, thỏa thuận miễn visa (thị thực) với 78 nước. Tuy nhiên hầu hết chỉ có hiệu lực với các loại hộ chiếu ngoại giao (HCNG), hộ chiếu công vụ (HCCV) và với những người có hộ chiếu phổ thông (HCPT) nhưng làm trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và tổ chức quốc tế.
Dù vậy, vẫn có một số quốc gia/vùng lãnh thổ miễn visa cho các khách du lịch Việt Nam, hoặc áp dụng chính sách visa on arrival tại cửa khẩu với tỷ lệ đạt visa gần như 100%, thủ tục nhanh gọn. 

* Các quốc gia/lãnh thổ miễn visa

Thái Lan: Miễn visa cho người mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

- Singapore: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 30 ngày và có vé khứ hồi hoặc vé đi tiếp nước khác, có khả năng tài chính chi trả trong thời gian tạm trú và có đủ các điều kiện cần thiết để đi tiếp nước khác.

- Lào: Miễn visa cho người mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Người có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày phải xin visa trước; thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần 30 ngày. 

- Campuchia: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

- Philippines: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 21 ngày với điều kiện hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng và có vé máy bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác.

- Myanmar: HCPT còn giá trị ít nhất 6 tháng được miễn visa khi nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh với thời gian lưu trú không quá 14 ngày. (Hiệp định với Myanmar có hiệu lực từ 26/10/2013).

- Indonesia: Công dân Việt Nam (không phân biệt loại HC) được nhập cảnh Indonesia miễn visa với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Thời gian tạm trú không được gia hạn.

- Brunei: Miễn visa cho công dân Việt Nam mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.

- Malaysia: Miễn visa cho người mang các loại HC, với thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

- Kyrgyzstan: Miễn visa cho người mang HCNG, HCCV và HCPT (không phân biệt mục đích nhập cảnh).

- Panama: Công dân Việt Nam nhập cảnh Panama với mục đích du lịch được miễn visa và thẻ du lịch.

- Ecuador: Ecuador là quốc gia đơn phương gỡ bỏ "hàng rào" visa cho khách du lịch đến từ rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 90 ngày là thời hạn tối đa cho du khách Việt tham quan tại Ecuador.

- Saint Vincent and the Grenadines: Đảo quốc vùng Caribbean là St. Vincent and the Grenadines không yêu cầu Visa đối với khách du lịch đến từ bất cứ quốc gia và vùng lãnh thổ nào. Tuy nhiên, để được nhập cảnh, Bộ Ngoại giao của St. Vincent and the Grenadines yêu cầu khách du lịch phải trình hộ chiếu còn hiệu lực, một vé máy bay khứ hồi và chứng minh mình có đủ tài chính để chi trả cho chuyến đi.

- Haiti: Theo Bộ Ngoại giao Haiti, chỉ công dân ba nước: Colombia, Cộng hòa Dominica và Panama được yêu cầu phải xin visa du lịch đến đất nước này, nghĩa là công dân các nước còn lại có thể lưu trú tại Haiti đến 90 ngày và thoải mái ngao du tại đây mà không cần visa.

Đảo Jeju Hàn Quốc


- Turks and Caicos: Quần đảo Turks và Caicos là một vùng lãnh thổ thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Để kích thích du lịch, nơi này miễn visa cho công dân đến từ rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khách du lịch chỉ việc chứng minh đã có sẵn một vé máy bay khứ hồi rời khỏi đảo sẽ được phép lưu trú trong vòng 30 ngày và được gia hạn thêm một lần. Các mặt hàng miễn thuế được phép đưa vào quần đảo bao gồm: 50 điếu xì gà, 200 điếu thuốc, 1,136 lít đồ uống có cồn hoặc rượu vang và nước hoa cho mục đích sử dụng cá nhân.

- Đảo Jeju (Hàn Quốc): du khách Việt Nam được miễn visa khi tới đảo Jeju, còn tới các nơi khác trong lãnh thổ Hàn Quốc vẫn phải có visa bình thường. Tuy nhiên không có đường bay thẳng từ Việt Nam đến đảo Jeju nên bạn sẽ phải quá cảnh ở một nước khác. Trường hợp du khách Việt Nam đã có visa (loại dán vào hộ chiếu) của 5 quốc gia Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia và New Zealand còn hiệu lực thì được phép vào Hàn Quốc du lịch mà không cần xin visa. Điều kiện bắt buộc là khách phải có vé máy bay của chặng bay tiếp theo. 

- Đài Loan: Những du khách đến từ các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines và Indonesia sở hữu visa còn hạn và thẻ cư trú tại các nước Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Schengen (khối biên giới chung châu Âu), Australia và New Zealand cũng được miễn visa trong 30 ngày khi đến Đài Loan. Tuy nhiên, cần đăng ký trên mạng để được xét duyệt, sau khi được chấp thuận mới có thể làm thủ tục lên máy bay và nhập cảnh Đài Loan.

- Cộng hòa Dominica: Người Việt Nam có visa du lịch còn hiệu lực hoặc đang cư trú hợp pháp tại Mỹ, Canada và Liên minh châu Âu (bao gồm cả Vương quốc Anh) có thể du lịch đến nước này với một thẻ du lịch (tourist card) và hộ chiếu còn hiệu lực.

- Costa Rica: Nếu bạn có visa (du lịch, thuyền viên hoặc Visa nhập cảnh với mục đích kinh doanh) còn hiệu lực ít nhất 3 tháng và có dấu xuất nhập cảnh đến Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Schengen, bạn sẽ được phép nhập cảnh vào Costa Rica. Tương tự với công dân Việt Nam đang thường trú hợp pháp tại các nước và khu vực trên (cư trú, lao động, du học) cũng được nhập cảnh vào Costa Rica nếu thời hạn visa còn hiệu lực từ 6 tháng trở lên.

* Các quốc gia/lãnh thổ dễ xin visa (visa on arrival)

- Maldives: Maldives không cần visa xin trước mà cấp tại chỗ cho du khách. Chỉ cần đưa vé máy may khứ hồi, đặt phòng khách sạn ra là nhân viên nhập cảnh sẽ đóng dấu vào hộ chiếu (còn hạn trên 6 tháng), Visa này sẽ được miễn phí trong 30 ngày. Tuy nhiên có hơi khác với các quốc gia khác, họ còn có thêm dấu “Employment Prohibited” nhằm cấm không cho người lao động đến đây làm việc chui theo visa nhập cảnh kiểu du lịch này.

- Đông Timor: Đông Timor không yêu cầu xin visa ở Việt Nam. Bạn cứ bay bình thường đến sân bay của họ. Tại đó, hải quan Đông Timor sẽ cấp thị thực nhập cảnh cho bạn với mức phí là 30 USD. Lưu ý là bạn phải trình 100 USD cho mỗi lần nhập cảnh. Số tiền nói trên chỉ là trình ra cho họ thấy chứ không nộp. Bạn cũng phải xuất trình cả vé máy bay khứ hồi.



- Nepal: Nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đến với quốc gia nhỏ bé Nepal bạn chỉ cần chuẩn bị tiền USD để đóng lệ phí visa (20 USD cho visa 15 ngày), 2 ảnh thẻ cỡ giống trên hộ chiếu và có một trang trống là có thể xin visa ở ngay sân bay Kathmandu.

Chủ khách sạn sợ Airbnb

Lâu nay Airbnb chỉ được coi như “ngoại biên” do có đối tượng khách hàng khác biệt với khách hàng của khách sạn, nhưng giờ đã bị các khách sạn săm soi.
 
Lúc mới ra đời, Airbnb là trang mạng “hippie”, giúp người sử dụng có thể nghỉ qua đêm tại nhà người dân địa phương. Tuy nhiên, chưa đầy 6 năm sau khi thành lập, dịch vụ này đã vượt quá 11 triệu khách ở cấp toàn cầu, với chỉ chưa tới 1.000 nhân viên.
 
Lãnh đạo Airbnb hiện đã nhắm đến việc niêm yết Công ty trên sàn chứng khoán ngay trong năm nay. Và giá trị thị trường của Công ty có thể lên đến 10 tỉ USD, cao hơn chuỗi khách sạn Hyatt và không cách biệt nhiều với Accor. “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ sự phát triển của loại hình dịch vụ này”, Sébastien Bazin, lãnh đạo tập đoàn khách sạn Accor, thú nhận. “Chúng tôi muốn có thêm sự minh bạch về doanh thu do hoạt động này (Airbnb) tạo ra”.
 
Tại Pháp, theo tờ Le Figaro, các chủ khách sạn đang đề nghị sửa Luật Duflot về nhà ở để đẩy lùi “phong trào người người cho thuê phòng”. Theo luật này, cá nhân có quyền thuê nhà mà không cần phải đăng ký, nếu cho thuê ngắn hạn. Và đây cũng là một trong những bộ luật Airbnb đã dựa vào để kinh doanh.
Không phải duy nhất
Airbnb không phải là trang web duy nhất cho phép du khách đi lẻ khỏi phải nhờ cậy đến khách sạn và công ty lữ hành. Tập đoàn HomeAway (Mỹ) cũng quảng cáo dịch vụ cho thuê nhà tại các khu vực nghỉ hè nổi tiếng và lấy phí của người đăng quảng cáo cho thuê nhà. HomeAway được thành lập vào năm 2004 và nay đã quảng cáo đến 650.000 địa điểm có nhà hoặc phòng cho thuê ở 190 quốc gia. Về kinh doanh, năm 2013, Tập đoàn đã đạt đến 350 triệu USD doanh thu. Tập đoàn này cũng kết hợp với trang mạng Abritel và Homelidays của Pháp.
 
“Mục tiêu của chúng tôi là khách đi cùng gia đình, với thời gian lưu trú trung bình một tuần, không giống khách của Airbnb”, ông Brian Sharples, Tổng Giám đốc HomeAway, cho biết. Ông nói thêm rằng tập đoàn của ông sẽ vẫn đeo đuổi chiến lược này và dự báo dịch vụ cho thuê giữa các cá nhân với nhau sẽ tiếp tục phát triển một cách mạnh mẽ.
 
Airbnb cũng đang tìm cách có thêm khách hàng ở những nơi khác (hiện nay, trang mạng này chỉ tập trung vào các đô thị) cũng như tìm khách lưu trú dài ngày hơn.
 
Đối với khách du lịch người Pháp, Airbnb là lựa chọn hàng đầu. Công ty Mỹ này vừa cho biết có 1 triệu người Pháp đã sử dụng dịch vụ của mình kể từ khi Airbnb ra mắt vào năm 2008; riêng năm 2013, có đến 450.000 người Pháp đã dùng dịch vụ lần đầu tiên.
 
Không sợ người lạ trong nhà
 
 
Giao Diện website của AIRBNB
 
Thủa ban đầu, đây là một ý tưởng đơn giản: tạo thuận lợi cho việc cho thuê căn hộ giữa các cá nhân. Nó do 3 doanh nhân trẻ người Mỹ thực hiện: Brian Chesky và Joe Gebbia và Nathan Blecharczyk. “Lúc đó, mọi người đều nghĩ rằng nó là một ý tưởng quái lạ”, Blecharczyk nhớ lại. “Người ta nói: Bạn không sợ có người lạ ngủ trong nhà bạn à?”.
 
Năm năm sau, công thức này đã có nhiều người đi theo. Airbnb hiện có hơn 600.000 chỗ ở tại hơn 192 quốc gia (trong đó có cả Việt Nam). Mỗi đêm, có gần 150.000 khách ngủ trọ nhờ dịch vụ của Airbnb.
 
Thành công nói trên đã khiến các ông chủ khách sạn e ngại. Họ cáo buộc Airbnb đã cạnh tranh không lành mạnh với họ. Theo họ, hoạt động của công ty này không được kiểm soát, do đó không chịu thuế, cho phép hạ giá khiến họ không cạnh tranh nổi. Hơn nữa, nó còn khuyến khích việc kinh doanh lưu trú bất hợp pháp.
 
Để phản công, gần đây Airbnb đã tung ra một chiến dịch lớn nhằm “quyến rũ” các nhà lập pháp ở nhiều nước trên thế giới. “Chúng tôi nhận thức được rằng mô hình của chúng tôi và lợi ích kinh tế của nó là không rõ ràng nếu chỉ nhìn thoáng qua”, Blecharczyk thừa nhận. Tại Pháp, Airbnb đã mướn một nhóm nghiên cứu chứng minh rằng hoạt động của họ tại Paris đã tác động tích cực về mặt kinh tế, đem lại 185 triệu euro cho Thành phố một cách trực tiếp lẫn gián tiếp.
 
Một khách ở trong căn hộ cho thuê thông qua Airbnb tiêu trung bình 125 euro/ ngày, ngoài tiền phòng, so với 82 euro/ngày của một khách ở khách sạn. “Đương nhiên có những thứ khách sạn làm tốt hơn chúng tôi và ngược lại”, Blecharczyk cho biết. “Hoạt động của chúng tôi không gây hại cho ngành khách sạn...”. 
Sưu Tầm Internet

Công Ty Quản Lý Khách sạn làm cái gì?

Sự phát triển như vũ bão của các khách sạn, resort thời gian qua đã giúp cho các công ty chuyên quản lý trong lĩnh vực này hoạt động rất sôi nổi. “Sân chơi” bây giờ không chỉ có các tập đoàn quốc tế mà cả những doanh nghiệp trong nước cũng bắt đầu nhập cuộc.

“Đất” của các tập đoàn nước ngoài

Ông H., giám đốc sáng kiến chiến lược của một công ty có dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, kể: Khi công ty đang làm quy hoạch 1/500 cho dự án thì đã có công ty quản lý khách sạn quốc tế liên hệ để bàn chuyện hợp tác. Dự án vẫn chưa khởi công nhưng trong tay ông đã có năm hồ sơ mời hợp tác.

Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch, cả nước hiện có khoảng 20.000 cơ sở lưu trú với trên 500.000 phòng. Trong đó, có 7254 cơ sở lưu trú từ 3-5 sao, vốn là đích nhắm của các công ty quản lý. Dự kiến, đến năm 2016, số cơ sở lưu trú sẽ tăng gấp rưỡi, đặc biệt là các khách sạn cao cấp để phục vụ cho khoảng mười triệu khách quốc tế và 35 triệu lượt khách nội địa. Hiện nay đa số các tập đoàn quản lý khách sạn nổi tiếng trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam, từ Marriott, Marco Polo cho đến Starwood, Six Senses Resorts and Spas, Global Hyatt, Accor Group...

Năm ngoái, trò chuyện với Báo Doanh Nhân Việt Nam trong chuyến làm việc tại TPHCM và Hà Nội, ông Miguel Ko, Chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương của tập đoàn Starwood, cho biết Việt Nam là một thị trường quan trọng mà Starwood nhắm đến. Ngoài những khách sạn mang thương hiệu Sheraton tại hai trung tâm du lịch nói trên, Starwood còn nhắm đến các thành phố du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang. “Chúng tôi nhắm đến 20 khách sạn trong vòng năm năm tới”, ông Ko nói.

Accor Group, tập đoàn nổi tiếng với hai thương hiệu Sofitel và Novotel, cũng tuyên bố sẽ phát triển mạng lưới hiện nay từ mười năm lên tối thiểu là 30 khách sạn vào cuối năm 2017. Một tập đoàn khác, Six Senses Resorts and Spas, hiện đang quản lý Evason Ana Mandara Resort & Spa tại Nha Trang và một khu nghỉ dưỡng ở Đà Lạt cũng đã ký những hợp đồng mới để quản lý các khu nghỉ dưỡng ở Côn Đảo, TPHCM và Phú Quốc.

Nếu như những năm trước, các “đại gia” này chỉ đưa một hoặc hai thương hiệu vào thị trường Việt Nam, thì nay họ đã tính đến việc đưa thêm nhiều thương hiệu khác nữa. Diện khách sạn được quản lý cũng mở rộng hơn, không chỉ tập trung vào khách sạn 4, 5 sao mà còn mở rộng mạng lưới ra các khách sạn 3 sao.

Ngoài quản lý tổng thể, phương thức nhượng quyền thương hiệu cũng đã được các tập đoàn quốc tế áp dụng. Chẳng hạn, Accor sau hàng chục năm tập trung cho thương hiệu Novotel (4 sao) và Sofitel (5 sao), đã quyết định đưa thương hiệu Pullman (5 sao), Mercure (3 sao) và Ibis (3 sao) vào Việt Nam. Sau khi thành công với thương hiệu khách sạn Park Hyatt ở TPHCM, Global Hyatt, vốn có đến tám thương hiệu cho khách sạn và khu nghỉ, đã đưa thêm thương hiệu Hyatt Regency vào thị trường với Hyatt Regency Danang Resort & Spa.

Với thị trường quản lý khách sạn, khu nghỉ dưỡng, độ nổi tiếng của thương hiệu và mức phí quản lý không phải là những yếu tố quan trọng nhất. Các chủ đầu tư thường chọn những thương hiệu đã có thời gian dài hiện diện tại Việt Nam vì cho rằng những công ty này sẽ hiểu được cách làm, quản lý nhân sự và môi trường kinh doanh của Việt Nam để kinh doanh tốt hơn.

Miếng bánh hấp dẫn

Thị trường quản lý khách sạn và khu nghỉ dưỡng không chỉ mang đến cơ hội kinh doanh cho các tập đoàn đa quốc gia. Các doanh nghiệp trong nước cũng bắt đầu nhập cuộc. Đây thường là những đơn vị đã có sẵn khách sạn, khu nghỉ dưỡng và nay muốn phát triển thêm phần dịch vụ quản lý để điều hành hệ thống chuyên nghiệp hơn cũng như phát triển dịch vụ ra bên ngoài. Số khác, sau khi học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các tập đoàn quốc tế thì đã tự đứng ra lập công ty quản lý.

Cuối năm 2007, Công ty Quản lý Vinpearl đã thay thế tập đoàn Accor để quản lý khu nghỉ Vinpearl ở Nha Trang. Đây là công ty quản lý do Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Vinpearl, chủ đầu tư của Vinpearl, thành lập với kế hoạch tham gia thị trường quản lý khách sạn, khu nghỉ dưỡng.

Trước đó, Tổng công ty Bến Thành đã cùng hai đối tác khác thành lập Công ty TNHH Dịch vụ Quản lý Bến Thành cũng với mục tiêu tương tự. Công ty này đã thuê một doanh nhân Singapore làm tổng giám đốc và hiện đang đào tạo nhân lực, thuê người quản lý... cho bốn khách sạn và khu nghỉ trong hệ thống của tổng công ty. “Trong vòng năm năm tới, chúng tôi nhắm đến việc quản lý từ 30-45 khách sạn trong và ngoài hệ thống”, ông Nguyễn Thi, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Dịch vụ quản lý Bến Thành, nói.

Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), đơn vị có hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng trên khắp cả nước, cũng đang có kế hoạch tham gia thị trường. Mới đây, công ty này đã tuyên bố hoàn tất Quy trình quản lý khách sạn 5 sao Saigontourist theo tiêu chuẩn riêng. Đây là bước chuẩn bị cơ bản để Saigontourist thành lập công ty quản lý khách sạn, dự kiến trong năm tới.

Ông Trịnh Văn Khanh - Tổng Giám Đốc Công Ty Quản Lý Khách sạn VHG

Tham gia thị trường muộn hơn các tập đoàn quốc tế nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn cho rằng thị trường còn đủ chỗ cho tất cả. Ông Nguyễn Thi cho biết, công ty đang phát triển thương hiệu BTMS và nhắm đến xây dựng các thương hiệu khác nhau, tương ứng với từng hạng khách sạn. Trong khi đó, Saigontourist cũng đã xác lập một kế hoạch tương tự và sẽ triển khai ngay sau khi công ty quản lý ra đời.

Thử xem biểu phí quản lý một khách sạn 4 sao do một tập đoàn nước ngoài đưa ra mới thấy hết sự hấp dẫn của miếng bánh. Phí cơ bản bằng 3%/ tổng doanh thu, phí khuyến thưởng (incentive fee) bằng 8% lợi nhuận, phí đóng góp cho công tác tiếp thị và bán hàng bằng 1,5% tổng doanh thu, phí đặt chỗ qua hệ thống bằng 6% tổng doanh số phòng đã được đặt qua hệ thống của công ty quản lý khách sạn. Ngoài ra, chủ đầu tư còn phải trả những loại phí khác như phí hỗ trợ kỹ thuật... vào khoảng 500 đô la Mỹ/phòng và chỉ tính một lần cho suốt thời gian quản lý.

Theo một chủ đầu tư khách sạn ở Hà Nội, tổng mức phí mà công ty quản lý được hưởng có thể chiếm khoảng 10-20% trong tổng doanh thu của khách sạn. Nếu áp dụng hình thức nhượng quyền thì mức phí vào khoảng 5 -10% trong tổng doanh thu.

Hiện nay ở Hà Nội, Công ty Quản lý khách sạn VHG đang nhanh chóng phát triển mạng lưới khách sạn quản lý. Dự Án Ninh Binh Hidden Charm Hotel & Resort và Dự Án đang hoạt động Hanoi Pearl Hotel.. đang để lại tên tuổi cho doanh nghiệp này.

Quý đối tác có nhu cầu quản lý khách sạn, set up khách sạn xin vui lòng liên hệ: 0943 373 127. Xin chân thành cảm ơn!
Công ty quản lý khách sạn VHG. Powered by Blogger.